Danh mục sản phẩm
Hướng dẫn làm khô mực ngon
Cũng giống như các loại con khô khác, để có được những con khô ngon đòi hỏi phải có được hai yếu tố then chốt là mực phải tươi và phải có nắng tốt.
Khô mực- đặc sản từ biển
Khô mực là một trong những món đặc sản từ biển được rất nhiều người ưa thích bởi vị thơm ngon tự nhiên và dai dai đầy hấp dẫn của thịt mực. Mực được biết đến là một món nhậu quen thuộc và ưa thích của cánh mày râu, nhậu cùng với dĩa mồi mực trong dáng chiều thì chẳng còn gì bằng. Chúng ta thường chỉ đi mua mực đã được chế biến sẵn về nướng chứ ít ai tự tay làm được. Tuy nhiên cũng có rất nhiều người vì muốn tự làm hoặc muốn biết cách làm khô mực như thế nào. Để giải đáp những tò mò ấy của quý khách hàng,chúng tôi xin chia sẻ về cách làm khô mực ngon.
Cách làm khô mực ngon
Cũng giống như các loại con khô khác, để có được những con khô ngon đòi hỏi phải có được hai yếu tố then chốt là mực phải tươi và phải có nắng tốt. Về cách làm khô mực được thể hiện cụ thể qua bốn bước như sau:
Bước 1:
Mực được mua về ( trực tiếp từ tàu cá hoặc chợ về), trong quá trình mua cần phải chú ý lựa những con mực thật tươi, thịt mực còn cứng, màu sắc hồng tự nhiên. Bạn phải lựa mực tươi thật kỹ bởi lẻ chất lượng mực tươi sẽ quyết định phần lớn đến chất lượng mực khô sau này, không thể có một con mực khô ngon xuất phát từ một con mực tươi ương cả.
Bước 2:
Phân loại mực theo từng kích cỡ và tiến hành xẻ mực. Mực được sẻ theo chiều từ trên đầu dần xuống bụng, dao dùng xẻ mực phải thật bén thì mới có đường xẻ thẳng và đẹp được. Mực được xẻ và loại bỏ hết những thứ không cần thiết như : ruột, nan, túi mực..chỉ giữ lại phần đầu, thân và râu mực.
Bước 3:
Sau khi mực được xẻ và làm sạch xong thì cần tiến hành rửa sạch mực, trên biển ngư dân ta thường rửa mực bẳng nước biển để làm sạch và tạo vị mặn đậm đà cho mực . Chính vì vậy, khi rửa mực bạn có thể cho vào nước một ít muối vừa để khử sạch những chất cặn bã của mực vừa để giúp tăng vị đậm đà của con mực khi khô.
Trong quá trình rửa mực cần chú ý rửa kỹ, loại bỏ hết màu đen của túi mực dính trên thân mực, vì nếu không rửa kĩ màu đen của túi mực sẽ làm đen mực khi phơi khô.
Bước 4:
Mực được rửa sạch và đem phơi ngoài trời nắng tốt. Tùy theo sở thích của mỗi người mà có thể lựa chọn hình thức phơi cho phù hợp, phơi theo kiểu cột trên dây dưới trời nắng thì thịt mực dày cơm hơn, thịt ngọt đậm đà nhưng lại dai hơn, còn nếu lựa chọn hình thức phơi mực trên vĩ tre/ lưới thì thịt mực mỏng cơm hơn, nhưng thịt mực lại mềm và ít dai hơn.
Mực sau khi được phơi 3 -4 nắng tốt, thân mực khô ráo và không còn mùi tanh hôi, màu mực vàng sậm tự nhiên thì khi đó mực khô đã đạt chuẩn, bạn cần đem vào và tiến hành bảo quản mực để giữ mực được lâu hơn.
Bài viết khác
- Yến sào Khánh Hòa có gì đặc biệt so với những vùng khác?
- Cách chế biến món mực khô chiên giòn sốt tiêu
- Cách nhận biết các loại yến sào phổ biến
- Yến sào Khánh Hòa, tổ yến Nha Trang
- Mua mực khô, tôm khô gửi nước ngoài ở đâu đảm bảo?
- So sánh mực khô câu và mực khô
- Mực khô cho quán Karaoke, Bida, Nhà Hàng
- Phụ nữa có thai và trẻ em có nên ăn cá hồi?
- Cách xé mực khô nướng đơn giản mà chuyên nghiệp
- Cách làm gỏi sashimi cá ngừ đại dương